Giới thiệu
Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ Chống hàng giả thuộc Viện đánh giá và Công nhận Quốc tế, Viện được cấp giấy chứng nhận số A-1860 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp ngày 05 tháng 01 năm 2018.
Xem thêm
Hỗ trợ khách hàng
Giới thiệu
Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ Chống hàng giả thuộc Viện đánh giá và Công nhận Quốc tế, Viện được cấp giấy chứng nhận số A-1860 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp ngày 05 tháng 01 năm 2018.
Trung tâm trở thành cầu nối hữu hiệu giữa cơ quan chức năng Nhà nước với doanh nghiệp trong công tác chống, phát hiện hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp.
Trung tâm là cầu nối với các các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, các cơ quan ban nghành liên quan, thực hiện công tác phòng ngừa, đấu tranh chống, phát hiện hàng giả và bảo vệ thương hiệu; thực hiện hoạt động: Cung cấp dịch vụ chống hàng giả; Sản xuất, cung cấp sản phẩm công nghệ cao chống, phát hiện hàng giả; Giám sát, phát hiện hàng giả; Nghiên cứu và đào tạo.
Dịch vụ khoa học công nghệ
Trung tâm Kỹ thuật và dịch vụ chống hàng giả
Trung tâm Kỹ thuật và dịch vụ chống hàng giả
Nghiên cứu và Đào tạo
- Nghiên cứu các giải pháp chống hàng giả cho từng đơn vị sản xuất phù hợp với đặc thù các sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp.
- Tổ chức các chương trình truyền thông – khảo sát; xúc tiến thương mại; hội nghị - hội thảo; hội chợ - triển lãm nhằm đào tạo kiến thức cho doanh nghiệp chống, phát hiện hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu.
- Cập nhật, cung cấp và tư vấn cho doanh nghiệp các thông tin về chính sách, pháp luật và chủ trương của Nhà nước liên quan đến công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu.
- Tổ chức hội thảo, tập huấn, đào tạo chuyên môn, pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Giám sát, phát hiện hàng giả
- Giám sát phát hiện, phối hợp cơ quan xử lý chống hàng giả…Đại diện cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu bảo vệ chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường.
- Phối hợp cùng với các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất để phát hiện sản phẩm, hàng hóa làm giả, làm nhái thương hiệu, nhãn hiệu của các doanh nghiệp trên thị trường.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm, hàng hóa trên thị trường, xác minh chất lượng và truy tìm nguồn gốc các cơ sở sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng, nhái thương hiệu, qua đó lấy lại được niềm tin về chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ thương hiệu cho các tổ chức.
Sản xuất, cung cấp sản phẩm công nghệ cao chống, phát hiện hàng giả
Sản xuất, cung cấp các sản phẩm công nghệ cao giúp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng phát hiện ra sản phẩm, hàng hóa làm nhái, chất lượng kém…
Cung cấp dịch vụ chống hàng giả
- Cung cấp các loại tem chống hàng giả, tem đảm bảo chất lượng, các sản phẩm công nghệ cao chống hàng giả mà trung tâm nghiên cứu ứng dụng.
- Nghiên cứu các giải pháp chống, phát hiện hàng giả theo từng mặt hàng, nhãn hiệu sản phẩm, hàng hóa mà tổ chức yêu cầu.
- Đại diện cho các doanh nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khi bị xâm hại, làm giả về sản phẩm và thương hiệu.
- Cung cấp dịch vụ, bảo hộ thương hiệu…
Nhà cung cấp và dịch vụ
Nhà cung cấp và dịch vụ
Phòng Thí nghiệm y tế
Phòng Thí nghiệm y tế
Tổ chức giám định
Tổ chức giám định
Tổ chức chứng nhận
Tổ chức chứng nhân
Hợp chuẩn cột điện bê tông cốt thép ly tâm
1. THÔNG TIN CHUNG:
Hiện tại Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành TCVN 5847:1994 yêu cầu kỹ thuật về cột điện bê tông cốt thép ly tâm. Hoạt động chứng nhận hợp chuẩn cột điện bê tông cốt thép ly tâm là tự nguyện, tuy nhiên để khằng định chất lượng với khách hàng, đấu thầu nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn công tác chứng nhận hợp chuẩn này.
2. QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN CỘT ĐIỆN BÊ TỐNG CỐT THÉP LY TÂM:
Để chứng nhận hợp chuẩn cột điện bê tông cốt thép ly tâm được đánh giá hai nội dung:
Đánh giá quá trình sản xuất (kỹ thuật, máy móc, con người, ...)
Thử nghiệm mẫu điển hình (tại Phòng LAS-XD được Bộ Xây dựng chỉ định).
Chứng nhận hợp chuẩn cột điện bê tông cốt thép ly tâm
3. HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP CHUẨN CỘT ĐIỆN BÊ TÔNG CỐT THÉP LY TÂM:
Sau khi sản phẩm cột điện bê tông cốt thép ly tâm được chứng nhận hợp chuẩn sẽ tiến hành công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại địa phương đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ công bố hợp chuẩn cột điện bê tông cốt thép ly tâm được thực hiện theo Thông tư 28/2012/TT-BKCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Giấy chứng nhận chuẩn cột điện bê tông cốt thép ly tâm
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 10 ngày chưa bao gồm thời gian test mẫu
Hợp chuẩn ống cống bê tông công trình
1. THÔNG TIN CHUNG:
Hiện tại Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành TCVN 5847:1994 yêu cầu kỹ thuật về cột điện bê tông cốt thép ly tâm. Hoạt động chứng nhận hợp chuẩn cột điện bê tông cốt thép ly tâm là tự nguyện, tuy nhiên để khằng định chất lượng với khách hàng, đấu thầu nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn công tác chứng nhận hợp chuẩn này.
2. QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN CỘT ĐIỆN BÊ TỐNG CỐT THÉP LY TÂM:
Để chứng nhận hợp chuẩn cột điện bê tông cốt thép ly tâm được đánh giá hai nội dung:
- Đánh giá quá trình sản xuất (kỹ thuật, máy móc, con người, ...)
- Thử nghiệm mẫu điển hình (tại Phòng LAS-XD được Bộ Xây dựng chỉ định).
Chứng nhận hợp chuẩn cột điện bê tông cốt thép ly tâm
3. HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP CHUẨN CỘT ĐIỆN BÊ TÔNG CỐT THÉP LY TÂM:
Sau khi sản phẩm cột điện bê tông cốt thép ly tâm được chứng nhận hợp chuẩn sẽ tiến hành công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại địa phương đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ công bố hợp chuẩn cột điện bê tông cốt thép ly tâm được thực hiện theo Thông tư 28/2012/TT-BKCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Giấy chứng nhận chuẩn cột điện bê tông cốt thép ly tâm
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 10 ngày chưa bao gồm thời gian test mẫu
Hợp chuẩn bê tông tươi
1. THÔNG TIN CHUNG
Hiện tại Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành TCVN 9340:2012 yêu cầu kỹ thuật về bê tông tươi. Hoạt động chứng nhận hợp chuẩn bê tông tươi là tự nguyện, tuy nhiên để khằng định chất lượng với khách hàng, đấu thầu nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn công tác chứng nhận hợp chuẩn này.
2. QUY CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN BÊ TÔNG TƯƠI:
Để chứng nhận hợp chuẩn bê tông tươi được đánh giá hai nội dung:
- Đánh giá quá trình sản xuất (kỹ thuật, máy móc, con người, ...)
- Thử nghiệm mẫu điển hình (tại Phòng LAS-XD được Bộ Xây dựng chỉ định).
3. HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP CHUẨN BÊ TÔNG TƯƠI:
Sau khi sản phẩm bê tông tươi được chứng nhận hợp chuẩn sẽ tiến hành công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại địa phương đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ công bố hợp chuẩn bê tông tươi được thực hiện theo Thông tư 28/2012/TT-BKCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Giấy chứng nhận chuẩn bê tông tươi
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 10 ngày chưa bao gồm thời gian test mẫu
Hợp chuẩn thiết bị viễn thông
Phương thức chứng nhận hợp chuẩn
1. Phương thức 1: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm
Nguyên tắc áp dụng: Áp dụng chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm nhập khẩu.
Trình tự thực hiện như sau:
Bước 1: Đánh giá lô sản phẩm
-Tổ chức chứng nhận phân loại, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm với hồ sơ nhập khẩu.
Bước 2: Lấy mẫu sản phẩm (theo hướng dẫn tại Phụ lục III của "Quy trình, thủ tục chứng nhận hợp chuẩn áp dụng tại các tổ chức chứng nhận thuộc Cục Viễn thông" ban hành kèm theo Quyết định số 350/QĐ-CVT ngày 12/09/2013 của Cục trưởng Cục Viễn thông (sau đây gọi tắt là QĐ số 350/QĐ-CVT))
-Tổ chức chứng nhận lấy mẫu sản phẩm theo phương pháp xác suất thống kê, đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ lô sản phẩm và niêm phong mẫu.
Bước 3: Đo kiểm mẫu sản phẩm (theo hướng dẫn tại Phụ lục III của QĐ số 350/QĐ-CVT)
Bước 4: Tổ chức, cá nhân nộp kết quả đo kiểm mẫu sản phẩm cho Tổ chức chứng nhận.
Bước 5: Đánh giá kết quả đo kiểm mẫu sản phẩm
-Tổ chức chứng nhận đánh giá kết quả đo kiểm các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm so với tiêu chuẩn áp dụng chứng nhận.
Bước 6: Kết luận
-Tổ chức chứng nhận kết luận về sự phù hợp của sản phẩm trên cơ sở kết quả đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm so với hồ sơ nhập khẩu và kết quả đo kiểm mẫu sản phẩm so với tiêu chuẩn áp dụng chứng nhận.
Giám sát đảm bảo chất lượng sản phẩm: Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho lô sản phẩm và không thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo.
2. Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Nguyên tắc áp dụng: Áp dụng chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm sản xuất trong nước.
Trình tự thực hiện như sau:
Bước 1: Đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất.
-Đối với tổ chức, cá nhân chưa có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm: Tổ chức chứng nhận thực hiện việc đánh giá quá trình sản xuất sản phẩm đề nghị chứng nhận.
-Đối với tổ chức, cá nhân có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm: Tổ chức chứng nhận tiến hành xem xét hồ sơ và đánh giá kiểm chứng thực tế việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân và xác nhận tính phù hợp.
-Tổ chức chứng nhận đánh giá sự phù hợp của quá trình sản xuất theo hướng dẫn tại Phụ lục 5 của QĐ số 350/QĐ-CVT.
Bước 2: Lấy mẫu sản phẩm (theo hướng dẫn tại Phụ lục III của QĐ số 350/QĐ-CVT)
-Tổ chức chứng nhận thực hiện lấy và niêm phong mẫu sản phẩm trên thị trường hoặc tại cơ sở sản xuất, kho hàng của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận.
Bước 3: Đo kiểm mẫu sản phẩm (theo hướng dẫn tại Phụ lục III của QĐ số 350/QĐ-CVT)
Bước 4: Tổ chức, cá nhân nộp kết quả đo kiểm mẫu sản phẩm cho Tổ chức chứng nhận.
Bước 5: Đánh giá kết quả đo kiểm mẫu sản phẩm
-Tổ chức chứng nhận đánh giá kết quả đo kiểm các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm so với tiêu chuẩn áp dụng chứng nhận.
Bước 6: Kết luận
-Tổ chức chứng nhận kết luận về sự phù hợp của sản phẩm trên cơ sở kết quả đánh giá sự phù hợp của kết quả đo kiểm so với tiêu chuẩn áp dụng chứng nhận và kết quả đánh giá sự phù hợp của hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Giám sát đảm bảo chất lượng sản phẩm: Thực hiện thông qua việc đánh giá lại quá trình sản xuất và kết quả đo kiểm mẫu sản phẩm so với tiêu chuẩn áp dụng chứng nhận, quy định tại Chương III của QĐ số 350/QĐ-CVT.
Hợp quy thức ăn chăn nuôi
THÔNG TIN CHUNG:
Ngày 25/12/2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 81/2009/TT-BNNPTNT ban hành 04 quy chuẩn về thức ăn chăn nuôi. Theo đó các loại thức ăn chăn nuôi dưới đây phải được công bố hợp quy, cụ thể là:
● Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà: theo QCVN 01-10: 2009/BNNPTNT
● Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh cho vịt: theo QCVN 01-11: 2009/BNNPTNT
● Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn: theo QCVN 01-12: 2009/BNNPTNT
● Thức ăn chăn nuôi cho bê và bò thịt: theo QCVN 01-13: 2009/BNNPTNT
Hợp quy bao bì thực phẩm
HỢP QUY BAO BÌ:
Bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm phải xin giấy phép Công bố hợp quy hoặc Công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm do Cục An toàn thực phẩm cấp giấy phép. Theo Căn cứ vào Nghị định 38/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều về Luật An toàn thực phẩm và Thông tư số 19/2012/TT-BYT Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Hợp quy thiết bị điện - điện tử
CHỨNG NHẬN HỢP QUY THIẾT BỊ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ:
Chứng nhận hợp quy điện, điện tử là điều cần thiết với các thiết bị điện hiện nay. Căn cứ thực hiện theo:
● Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử (QCVN 4:2009/BKHCN) ban hành kèm theo Thông tư số 21/2009/TT-BKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây viết tắt là QCVN 4:2009/BKHCN).
● Thông tư số 28/ 2012/TTBKHCN ban hành ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
Chứng nhận hợp quy sản phẩm điện và điện tử sản xuất trong nước được áp dụng theo phương thức 5. Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm điện và điện tử trong sản xuất do doanh nghiệp lập theo hướng dẫn của tổ chức chứng nhận.
Hợp quy phân bón
HỢP QUY PHÂN BÓN:
Theo Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón, Bộ Công thương sẽ quản lý sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vô cơ, còn Bộ NN-PTNT được giao quản lý sản xuất, kinh doanh, chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác (hỗ hợp của phân hữu cơ và cô cơ, các loại phân bón khác).
Theo đó, các loại phân bón hữu có và phân bón khác phải có chứng nhận hợp quy trước khi đưa ra thị trường. Thủ tục và quy trình thực hiện theo Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTN do Bộ NN-PTNT ban hành ngày 27/11/2013.
CÁC LOẠI PHÂN BÓN CẦN HỢP QUY:
Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuât, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ NN-PTNT ban hành.
Phân bón của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hoặc phân bón là kết quả của đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, cấp Bộ đều đạt yêu cầu theo quy phạm Khảo nghiệm phân bón. Trong thời gian quy phạm khảo nghiệm phân bón chưa được ban hành theo quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
TRÌNH TỰ VÀ NỘI DUNG CÔNG BỐ HỢP QUY PHÂN BÓN HỮU CƠ VÀ PHÂN BÓN KHÁC:
Trình tự và nội dung công bố hợp quy thực hiện theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT).
Mỗi loại phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác chỉ công bố hợp quy một lần. Khi có sự thay đổi về nội dung của bản công bố hợp quy đối với loại phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác đã đăng ký thì phải công bố lại.
FSC/Coc/FM
FSC/CoC/FM LÀ GÌ?
Hiện nay, người tiêu dùng, chính phủ và các công ty đang ngày càng yêu cầu cao hơn về sự đảm bảo rằng các sản phẩm gỗ được khai thác từ các nguồn được quản lý chặt chẽ và có chứng chỉ quản lý rừng FSC. Vậy FSC và CoC là gì ?
I. CHỨNG NHẬN FSC
Là kết quả của các cuộc thanh tra, giám sát đánh giá tại các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân thực hiện bởi các Tổ Chức Chứng Nhận được FSC công nhận. Có 02 loại chứng nhận FSC đang được các Tổ Chức Chứng Nhận cung cấp:
FSC (Forest Stewardship Council): Hội đồng quản lý rừng:
Là một tổ chức quốc tế, phi lợi nhuận, đem đến những giải pháp để khuyến khích việc quản lý rừng trên thế giới. Nhãn Logo FSC và nhãn dán trên sản phẩm sẽ giúp người tiêu dùng trên toàn thế giới có thể nhận biết được các tổ chức hay sản phẩm ủng hộ chương trình quản lý rừng có trách nhiệm. Nhiệm vụ của FSC là khuyến khích việc quản lý rừng trên thế giới phù hợp với môi trường, có lợi ích xã hội và đạt hiệu quả kinh tế.
CoC ( chain of custody): chuỗi hành trình sản phẩm : Là con đường mà nguyên liệu thô từ rừng phải trải qua để đến với người tiêu dùng, bao gồm những giai đoạn liên tục của việc chế biến, vận chuyển, sản xuất và phân phối. Chuỗi hành trình sản phẩm là quá trình nhận dạng gỗ từ khu rừng được chứng nhận cho tới sản phẩm được gắn nhãn. Mục đích của chuỗi hành trình sản phẩm FSC- CoC là nhằm cung cấp các chứng cứ xác thực về việc sản phẩm gỗ được chứng nhận đã sản xuất từ các nguồn nguyên liệu được chứng nhận.
II. ĐƠN VỊ NÀO CẦN CÓ CHỨNG NHẬN FSC - CoC?
Tất cả các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong các lĩnh vực
● Khai thác và thu mua nguyên liệu gỗ.
● Sơ chế gỗ.
● Tinh chế các sãn phẩm gỗ.
● Phân phối các sản phẩm từ gỗ.
HACCP
TỔNG QUAN VỀ HACCP
1. HACCP LÀ GÌ?
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point) được hiểu là Hệ thống Phân tích mối nguy và Kiểm soát các điểm tới hạn ra đời từ thập niên 60 cùng với chương trình vũ trụ của cơ quan NASA Mỹ nhằm ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các phi hành gia. Cho đến nay, việc áp dụng HACCP không phải chỉ đơn thuần là phân tích mối nguy và kiểm soát các điểm tới hạn mà cần phải đảm bảo các điều kiện tiên quyết và chương trình tiên quyết như Quy phạm thực hành sản xuất tốt – GMP, quy phạm thực hành vệ sinh tốt – SSOP.
2. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
HACCP có thể được áp dụng ở bất kỳ tổ chức nào có liên quan một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong ngành thực phẩm bao gồm:
● Các nông trại, ngư trường và trang trại sữa.
● Các nhà chế biến thịt, cá và thức ăn chăn nuôi.
● Các nhà sản xuất bánh mì, ngũ cốc, thức uống, thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp.
● Các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm như nhà hàng, hệ thống cung cấp thức ăn nhanh, các bệnh viện và khách sạn và những nhà bán thực phẩm lưu động.
●Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm lưu trữ và phân phối thực phẩm và cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm, phụ gia, nguyên vật liệu, dịch vụ dọn dẹp và vệ sinh và đóng gói
ISO 22000- An toàn thực phẩm
ISO 22000 LÀ GÌ
1. ISO 22000 là gì?
ISO 22000 là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế, được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng bởi sự đóng góp của 187 quốc gia thành viên trên thế giới. Tiêu chuẩn ISO 22000 được ban hành vào ngày 01/09/2005 và năm 2008 tại Việt Nam, được chính thức thừa nhận là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN ISO 22000:2008).
2. Đối tượng áp dụng
Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, kinh doanh thực phẩm trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô; bao gồm:
● Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc
● Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh
● Doanh nghiệp chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản
● Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, Café, chè,..
● Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị
● Các hãng vận chuyển thực phẩm
● Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng
● Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ
● Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm
● Trang trại trồng trọt và chăn nuôi
Phòng Thí nghiệm
Phòng Thí nghiệm
Hợp chuẩn đèn LED
Để có thể lưu thông sản phẩm đèn LED trên thị trường, bắt buộc các sản phẩm phải thực hiện công bố chứng nhân hợp chuẩn đèn LED.
Căn cứ pháp luật:
TCVN 8781:2011/BKHCN về Mô đun LED dùng cho chiếu sáng thông dụng. Quy định về an toàn.
TCVN 8781:2011/BKHCN về Bóng đèn LED có ba lát lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50v. Quy định về an toàn.
TCVN 8781:2011/BKHCN về Bóng đèn LED có balat lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng. Yêu cầu về tính năng.
Quy trình công bố chứng nhận hợp chuẩn đèn Led:
Đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng.
Lấy mẫu.
Lập hồ sơ gửi lên chi cục tiêu chuẩn chất lượng để công bố hợp chuẩn đèn LED.
Đơn vị nào cần công bố hợp chuẩn đèn Led:
Các đơn vị có giấy phép kinh doanh, sản xuất và nhập khẩu đèn LED.
Các đơn vị có liên quan khác.
Vật liệu xây dựng
Chứng nhận vật liệu xây dựng chia là ra làm 1 số loại chứng nhân như sau:
● Hợp quy sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe
● Danh mục nhóm sản phẩm VLXD chứng nhận hợp quy
● Chứng nhận hợp quy sản phẩm clanhke xi măng và xi măng
● Hợp quy sản phẩm gạch, đá ốp lát
● Hợp quy nhóm sản phẩm sứ vệ sinh
● Hợp quy nhóm sản phẩm cốt liệu cho bê tông và vữa
● Hợp quy nhóm sản phẩm cửa sổ, cửa đi
ISO 14001-An toàn môi trường
TỔNG QUAN VỀ ISO 14001
1. ISO 14001 LÀ GÌ ?
ISO 14001 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính…
2. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Tiêu chuẩn ISO 14001 hướng tới mọi loại hình tổ chức: kinh doanh, trường học, bệnh viện, các tổ chức phi lợi nhuận… có mong muốn thực hiện hoặc cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được tại các tổ chức sản xuất và dịch vụ, với các tổ chức kinh doanh cũng như phi lợi nhuận.
LỢI ÍCH CỦA ISO 14001
Dưới đây là những lợi ích mà tiêu chuẩn ISO 14001 mang lại cho doanh nghiệp
1.VỀ QUẢN LÝ
Giúp tổ chức/doanh nghiệp xác định và quản lý các vấn đề môi trường một cách toàn diện;
Chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về môi trường;
Phòng ngừa rủi ro, tổn thất từ các sự cố về môi trường.
Ngăn ngừa ô nhiễm: ISO 14001: 2015 hướng đến phát triển bền vững thông qua việc giảm thiểu chất thải, sử dụng tiết kiệm năng lượng và sử dụng vật liệu mới thân thiện môi trường. Việc giảm chất thải tức là sẽ giảm lượng nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn. Không chỉ như vậy, nhiều trường hợp nồng độ ô nhiễm của nước thải, khí thải hoặc chất thải rắn được giảm về căn bản. Nồng độ và lượng chất thải thấp thì chi phí xử lý sẽ thấp. Nhờ đó, giúp cho việc xử lý hiệu quả hơn và ngăn ngừa được ô nhiễm.
2. VỀ TẠO DỰNG THƯƠNG HIỆU
Nâng cao hình ảnh của tổ chức/doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và cộng đồng.
Giành được ưu thế trong cạnh tranh khi ngày càng có nhiều công ty, tập đoàn yêu cầu hoặc ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000.
Chứng minh sự tuân thủ luật pháp: việc xử lý hiệu quả sẽ giúp đạt được những tiêu chuẩn do luật pháp qui định và vì vậy, tăng cường uy tín của doanh nghiệp. Chứng chỉ ISO 14001 là một bằng chứng chứng minh thực tế tổ chức đáp ứng được các yêu cầu luật pháp về môi trường, mang đến uy tín cho tổ chức
Xây dựng niềm tin cho các bên liên quan: Hệ thống QLMT nhằm vào việc thỏa mãn nguyện vọng của nhiều bên liên quan như nhân viên, cơ quan hữu quan, công chúng, khách hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm, cổ đông,... những người có ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của tổ chức và niềm tin của họ trong công ty có giá trị to lớn. Niềm tin này giúp tổ chức tăng thêm nguồn lực từ công chúng và những tổ chức tài chính (quốc gia cũng như quốc tế).
Hướng tới hội nhập kinh tế Quốc tế: Điều này rất hữu ích đối với các tổ chức hướng đến thị trường nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế ngày càng sâu rộng. Việc xin chứng chỉ ISO 14001 là hoàn toàn tự nguyện và không thể được sử dụng như là công cụ hàng rào phi thuế quan của bất kỳ nước nào nhập khẩu hàng hoá từ các nước khác. Tuy nhiên, khách hàng trong những nước phát triển có quyền chọn lựa mua hàng hoá của một tổ chức có hệ thống QLMT hiệu quả như ISO 14001.
3. VỀ TÀI CHÍNH:
Việc thực hiện và áp dụng hệ thống QLMT sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu đầu vào bao gồm nước, năng lượng, nguyên vật liệu, hoá chất,... Sự tiết kiệm này sẽ trở nên quan trọng và có ý nghĩa nếu nguyên vật liệu là nguồn khan hiếm như điện năng, than, dầu.
ISO 9001:2015
ISO 9001 là tiêu chuẩn nêu ra các yêu cầu có tính bao quát đầy đủ các yếu tố đối với một hệ thống quản lý chất lượng, có thể chỉ dùng để chuẩn hóa hoạt động quản lý chất lượng trong nội bộ tổ chức, hoặc sử dụng nhằm mục đích chứng nhận hoặc phục vụ việc ký kết hợp đồng. Chứng nhận iso 9001:2015 là điều nên làm với mỗi doanh nghiệp.
LỢI ÍCH TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
Nếu bạn là một nhà lãnh đạo thông thái thi đã đến lúc để bạn thay đổi tư duy và “làm mới” đơn vị của mình. Chứng nhận ISO 9001 khiến tổ chức và doanh nghiệp được nhiều hơn là mất.
TẠI SAO NÊN CHỨNG NHẬN ISO 9001?
Công ty được cấp chứng chỉ ISO 9001 bởi một tổ chức chứng nhận được công nhận quốc tế chứng tỏ công ty đó cam kết về đảm bảo chất lượng , hướng tới khách hàng, và sẵn sàng làm việc theo hướng cải thiện hiệu quả.
Điều đó thể hiện sự tồn tại của một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, đáp ứng sự đánh giá khắc nghiệt của chuyên gia độc lập bên ngoài .
Chứng chỉ ISO 9001 nâng cao hình ảnh công ty trong con mắt của khách hàng , của nhân viên và cổ đông công ty.
Chứng chỉ ISO 9001 cũng cung cấp một lợi thế cạnh tranh của một tổ chức trong thương mại.